Download PDF

Essay written at
Vietnamese Language School
Ho Chi Minh City

Bài Viết số 23
Ngày 11 – 17
Tháng 6
Năm 2012

Về Bài Viết Của Chị Julie Mùa Xuân-Hè 2012

1) Hễ viết bằng ngôn ngữ mẹ đẻ là sinh viên thường viết đúng ngữ pháp nhưng thường không có những ý rõ ràng. Hễ viết bằng ngôn ngữ nước ngoài là sinh viên thường viết không đúng ngữ pháp nhưng nên có những ý rõ ràng để có thể viết được. Những kết cấu đơn giản chỉ cho phép những ý cũng đơn giản. Càng học ngôn ngữ nước ngoài càng dùng những kết cấu phức tạp hơn. Viết bằng một ngôn ngữ nước ngoài là phương cách rất hiệu quả để viết được rõ ràng hơn nói chung thậm chí nó còn giúp viết ngôn ngữ mẹ đẻ của một người rõ ràng hơn, vì khả năng này dịch từ ngôn ngữ nước ngoài sang ngôn ngữ mẹ đẻ. Đây là môn thể thao tinh thần: chạy bộ cho não, tập yoga cho đầu óc. Một phép so sánh nữa: một nhà văn viết bằng ngôn ngữ nước ngoài như một nghệ sĩ piano khởi động bằng cách rải hợp âm (arpeggio).

2) Tiếng Anh có một tục ngữ phổ biến:

A picture is worth a thousand words
Một bức tranh đáng giá một ngàn từ.

Trong những tình huống này tục ngữ này là đúng. Trong những tình huống khác rất là sai, ví dụ đi du lịch (hãy đọc Bài Viết số 21). Bộ sưu tập bài viết của mình cho thấy không những sự phát triển về tiếng Việt mà còn sự phát triển những sự hiểu biết của mình về con người và văn hoá Việt Nam. Một loạt các tấm ảnh không thể để lộ ra sự phát triển tương tự được. Một bức tranh bình thường, nghĩa là bức tranh của khách du lịch bình thường, dừng lại ở bề nổi. Tất nhiên một quyển “photo-essay” làm cho người ta biết một mối quan hệ giữa bề nổi và bên trong. Nhưng chị rời bỏ máy chụp hình và nhìn vào trong một ngôn ngữ thì mới ‘thấy’ văn hoá rõ ràng hơn. Qua ngôn ngữ chị quan sát được những sự kiện nhỏ, dễ bị bỏ qua nhưng mà tiềm tàng ý nghĩa; chứng kiến được sự kiện lớn, có lẽ huyền bí, mà cố gắng để hiểu; ngó được cuộc sống cộng đồng qua bạn bè mà chị tình cờ quen được. Tóm lại, không phải qua máy chụp hình mà là qua ngôn ngữ chị ngắm thật được một văn hoá đẹp. Vậy là chị tạo ra một tục ngữ mới:

Ngôn ngữ đáng giá ngàn album ảnh
A language is worth a thousand photo albums

3) Về chủ đề bạn bè mà chị tình cờ quen được, chị nên kể lại về Thùy và Tuyết, hai cô gái phục vụ ở nhà hàng Mai Cali trên Đường Trần Cao Vân gần Đường Mạc Đĩnh Chi. Lần đầu tiên đi đến nhà hàng chị ngồi xuống trong vườn và làm cho Thùy tò mò ngay. Cô ấy đi đến bàn và sờ mó má và bông tai ngọc trai của chị. Sau đó cô ấy đi khỏi. Chị không hiểu sự kiện này mà chắc chắn Mai Cali là nhà hàng yêu thích nhất của mình. Lúc đầu chị đi đến đó em phục vụ này đứng ngay gần chị lúc chị đang ăn và họ đọc bài tập mà chị viết hoặc họ đọc tạp chí mà chị đọc. Thỉnh thoảng lúc chị gọi, bốn người phục vụ nghe. Trong những tháng này ở TP HCM chị đi đến đó hai lần một tuần. Chị không còn ngồi xuống trong vườn hoặc ở một cái bàn bình thường nữa. Bây giờ chị ngồi xuống ở cái bàn dịch vụ với người phục vụ.

Quan hệ tụi chị thay đổi ngay lúc chị bắt đầu dùng đại từ ‘chị Julie’ thay vì ‘tôi.’ Sau đó Thùy và Tuyết rất vui và hỏi nhiều câu hỏi, ví dụ: ‘Chị bao nhiêu tuổi?’ (một câu hỏi bất lịch sự ở Mỹ nhưng mà bình thường ở Việt Nam) và ‘Chị nặng bao nhiêu kí? (theo chị một câu hỏi rất là lạ tất cả mọi nơi trừ đi khám bệnh). Thùy học tiếng Anh mà không muốn nói với chị. Theo cô ây phát âm quá khó. Thùy và Tuyết thích chuẩn bị những cuộc đi chơi hơn. Ví dụ tụi chị đi ăn thịt dê ở quận 7, và chị viết Bài Viết số 20 ‘Ba cô gái đẹp đi ăn thịt dê.’ Sau đó tụi chị đi ăn sò dương nướng và ốc và hào, cũng ở quận 7 (ở nơi Tuyết sống). Một lần khác chị đi ăn bánh cuốn và uống cà phê với họ. Thứ tư tuần này, tụi chị sẽ trải nghiệm một chuyến thám hiểm cuối cùng: đó là ‘ba cô gái đẹp đi ăn thịt chó.’ Một lần nữa quận 7 rất nổi tiếng về thịt chó. Chị chưa ăn thịt chó.

Tình bạn là bí mật quý giá.

4) Vì chị nói tiếng Việt một chút, chị được gặp nhiều người tuyệt vời: ví dụ tài xế Sam người chở chị một ngày từ Hà Nội đến Vịnh Hạ Long và ngày hôm sau từ Vịnh Hạ Long đến Hà Nội. Tụi chị đi với nhau ba tiếng một lần, và Sam hát nhiều bài hát Việt Nam rất hay cho chị, sửa phát âm của chị, và nhờ Julie sửa phát âm tiếng Anh hộ Sam. Một lần nữa, lúc tụi chị dùng các đại từ đúng, quan hệ của tụi chị thoải mái hơn. Làm sao tụi chị tìm các đại từ đúng? Sam hỏi chị bao nhiêu tuổi. Lúc chị trả lời, Sam giải thích chị là ‘cô’ và nó là ‘cháu’. Ngay lúc đó chị hiểu tại sao câu hỏi ‘bao nhiêu tuổi’ rất là quan trọng ở Việt Nam. Không phải bất lịch sự hoặc quá tò mò, mà đây là chìa khoá mở ra cánh cửa vào một mối quan hệ tự nhiên và thân thiện.

Một người tuyệt vời nữa là Má Mười ở Mái Ấm Thiện Duyên gần Củ Chi. Cô ấy chăm nom 130 trẻ em khuyết tật. Cô ấy trông như một người bình thường nhưng cuộc sống cô ấy không phải bình thường, thảo nào cô ấy đặc biệt lắm. Chị Julie rất ấn tượng về Má Mười, về nhân viên ở mái ấm, và về những người bên ngoài đến đó để giúp. Chị Julie rất ấn tượng về người Việt Nam nói chung. Mặc dù không ở đất nước này đủ lâu, mặc dù không biết tiếng Việt rất tốt, và mặc dù không muốn trở thành một người mà thiếu l’esprit critique, ̣nghĩa là một người mà khái quát hoá một cách dễ dàng, nhưng chị nghĩ văn hoá Việt Nam rất là sâu sắc và người Việt Nam rất là mạnh mẽ.

Cuối cùng chị nghĩ về Trường VLS và giáo viên thông minh, kiên nhẫn, và nhiệt tình của chị. Lúc nào học với các em chị cũng thích. Ngoài giờ học ở trường, nói riêng chị thích viết những bài viết cho các em. Theo chị lúc chị viết một bài viết hoặc một quyển sách chị thỉnh thoảng nghĩ chị là một con chim xây một cái tổ chim với những cây que mà chị tìm được, nghĩa là chị tìm những kết cấu và những bức ảnh mà một ngôn ngữ cho phép được. Trên những trang giấy này chị cố gắng viết một bài viết để bày tỏ và tổ chức những ‘cây que tiếng Việt’ mà chị học với các em và ở cơ sở của tổ chim của những bài viết này.


1 Bạn cần biết: Thùy 28 tuổi và Tuyết 26 tuổi. Thùy cân nặng 44 kg và Tuyết 48 kg. Chị Julie cân nặng XX kg, giống tuổi của mình. Chị vẫn còn là người Mỹ và không nói về những chủ đề này.

2 Sam sửa chữa tất cả từ như gì, giờ, gia đình, giáo viên, thế giởi, etc. và những dấu như dấu ngang.