Bài Viết số 13
Ngày 25
Tháng 3
Năm 2012
Nhân vật Kiều: Quan điểm của một người Châu Âu
Ở Châu Âu truyền thống bi kịch bắt đầu với các nhà văn Hy Lạp và tiếp tục có thể là đạo Thiên Chúa. Tất cả nhân vật đều chết trẻ bằng những cách khủng khiếp: anh hùng quan trọng nào trong Iliad cũng chết vì chiến tranh; Jesus cũng chết trẻ (33 tuổi) trên thập tư giá với năm vết thương và một mũ triều gai. Shakespeare thêm vào nhiều xác chết xinh đẹp (Juliet, Ophelia) và trai trẻ (Romeo, Hamlet). Văn hóa Châu Âu là một đống xác chết to.
Trái lại Thúy Kiều và Phật tổ sống lâu và chết một cách tự nhiên: tất nhiên tất cả đau đớn đều đáng kể, nhưng cuối cùng tất cả tìm được sự bình yên, và Phật thậm chí tìm được sự thông tuệ. Kiều không có giống phận của ca sĩ Đạm Tiên, một nhân vật trong Truyện Kiềôu, mà chết trẻ. Trong truyện nhân vật “Hy Lạp” là anh hùng Từ Hải.
Kiều là một người con gái hoàn hảo. Đọc giả không biết sự hoàn hảo này là một phần thưởng hoặc một nghiệp chướng từ kiếp trước. Theo Kim Trọng đấy là phần thưởng (câu thơ 407-408); theo một quản gia ở nhà Hoạn Thư (̣câu thơ 1753-1754) Kiều bị như vậy tại vì tội ác trước đây. Theo chị Julie câu thơ khả nghi nhất là 371-374:
Ngày vừa sinh nhật ngoại gia,
Trên hai đường dưới nữa là hai em.
Tưng bừng sắm sửa áo xiêm,
Biện dâng một lễ xa đem tấc thành.
Tại sao Kiều không đi đến lễ mừng thọ với gia đình? Tại sao Kiều ở nhà một mình? Nguyễn Du không giải thích. Sau đó Kiều làm sai: cô ấy đi đến phòng của Kim. Điều xấu hơn: gia đình trở về nhà trễ và Kiều có cơ hội một lần nữa đi đến phòng anh ấy. Lạ, phải không? Tại sao gia đình bất cản? Không hiểu nổi … và 200 câu thơ sau gia đình về nhà sau khi lễ mừng thọ xong và người sai nha bắt ba và anh của Kiều. Tại sao? Một người tơ nói dối gia đình của Kiều có nợ. Giải quyết là gì? Kiều nên bán mình cho Mã Giám Sinh, một người xấu khác, người ta sẽ biết.
Chị Julie tự hỏi: Ai chịu trách nhiệm cho sự lựa chọn tàn khốc của “Mã” Giám Sinh? Kiều, phải không? Không phải. Bà mối và bố mẹ của Kiều, phải không? Phải. Bố mẹ của Kiều bất cẩn một lần nữa. Ai trả giá cho lỗi lầm? Tất nhiên, Kiều. Tú Bà nghĩ Kiều tự quyết định số phận của mình (câu thơ 973-976). Nhưng Tú Bà là con người bạo ngược và chị Julie không đồng ý.
Kiều là trụ cột của gia đình nhưng không ai và không gì giúp Kiều trừ sắc đẹp, tài năng và tâm hồn cao đặ biệt của cô ấy. Cuối cùng Kiều có lý khi không nối lại tình xưa với Kim Trọng vì: i) Kim không cố gắng cứu Kiều; ii) Kiều không còn là người con gái mà Kim từng yêu nữa; iii) họ giữ mối quan hệ ban đầu; iv) Kim vẫn còn khao khát Kiều, nhưng Kiều ham muốn sự bình yên.
Người Việt Nam (và người nước ngoài thích Việt Nam) yêu Kiều vì cô ấy có sự toàn vẹn tuyệt đối. Với quan điểm một người Châu Âu, chị vui khi Kiều vẫn còn sống để có một cuộc sống trọn vẹn: điều xấu, điều tốt. Truyện Kiều phủ nhận thành ngữ tiếng Anh: “Only the good die young.”